Trẻ sơ sinh bị sốt là một vấn đề “đau đầu” đối với mỗi bà mẹ đang có con ở độ tuổi sơ sinh và đặc biệt là với người lần đầu làm mẹ. Khi bé có dấu hiệu bị sốt, mẹ cần phải bình tĩnh theo dõi thân nhiệt của con để có cách xử lý hiệu quả giúp bé hạ sốt nhanh chóng tại nhà nếu bé chỉ sốt nhẹ, còn trong trường hợp bé sốt cao, mẹ nên đưa bé đến trung tâm y tế khám ngay.
Những nguyên nhân có thể khiến trẻ sơ sinh bị sốt như: trẻ bị nhiễm virus gây ra các bệnh về hô hấp hoặc tiêu hóa, sốt xuất huyết, sốt siêu vi; trẻ sau khi tiêm phòng vacxin; trẻ mặc đồ quá nhiều và chật chội… Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các mẹ cách hạ sốt nhanh và hiệu quả cho trẻ bị sốt do tiêm ngừa và trẻ bị sốt phát ban. Mẹ hãy theo dõi chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
1. Trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sốt
Trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng vacxin thường xuất hiện một số phản ứng phụ như: quấy khóc, sưng tấy, và bị sốt sau khi tiêm phòng. Thường thì, trẻ sẽ không bị sốt ngay sau khi tiêm, mà triệu chứng này sẽ xảy ra sau 24-48 tiếng. Đây là một phản ứng thông thường của cơ thể trẻ sơ sinh, vì lúc này đề kháng của bé còn rất yếu, chưa thể thích ứng ngay với vacxin nên mẹ có thể theo dõi thông qua những dấu hiệu sau:
- Thay đổi thân nhiệt: bé bị sốt nhẹ khoảng 37,5 – 38 độ.
- Bé quấy khóc, khó chịu.
- Chỗ tiêm có thể bị sưng tấy, cơ thể nổi mẩn, ngứa.
- Ăn uống kém, ngủ ít.
Các mẹ cũng không nên quá lo lắng, vì triệu chứng này sẽ hết sau khoảng 1-2 ngày.
1.1. Cách xử lý hiệu quả khi trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sốt
- Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoải mái. Nên chọn vải có chất liệu mềm và thấm hút mồ hôi.
- Cho bé bú nhiều hơn, vì sữa mẹ có chứa nhiều dưỡng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch của bé.
- Lau người bé bằng nước ấm (ở các vùng bàn tay, bàn châ, nách và bẹn) để tạo cảm giác khô thoáng và ngăn mồ hôi.
- Cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn trong môi trường sạch sẽ thoáng mát, tránh để bé tiếp xúc với nhiều người.
- Mẹ có thể dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ sơ sinh nếu bé chỉ sốt nhẹ và không có biểu hiện bất thường.
- Tiếp thục theo dõi thân nhiệt của bé.
Lưu ý: Nếu bé sốt cao hơn 38 độ và xuất hiện các triệu chứng như khóc liên tục trong nhiều giờ, mặt tím tái, co giật chân tay… thì mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để có cách xử lý kịp thời.
1.2. Những điều không nên làm khi trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sốt
- Không lau người cho trẻ bằng nước lạnh.
- Không mặc nhiều quần áo dày.
- Không tắm cho trẻ ngay sau khi tiêm phòng.
- Không đắp khoai tây hoặc lòng trắng trứng trên vết tiêm.
- Cho trẻ nghỉ ngơi ở nơi sạch sẽ, thoáng mát.
2. Trẻ sơ sinh bị sốt phát ban
Sốt phát ban là một bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, chúng ta có thể điều trị sốt phát ban tại nhà. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần phải lưu ý, vì nó có khả năng để lại biến chứng nếu không được điều trị đúng phương pháp. Do đó, các bạn nhớ theo dõi tình trạng của trẻ và áp dụng những cách mà chúng tôi hướng dẫn sau đây.
2.1. Cách xử lý hiệu quả khi trẻ sơ sinh bị sốt phát ban
Đối với trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng: bố mẹ nên đưa trẻ đi khám và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tùy tiện mua thuốc cho trẻ uống.
Đối với trẻ sơ sinh trên 6 tháng:
- Dùng khăn nhúng nước ấm để chườm trán cho bé, lau các vùng như nách, bẹn…
- Không nên dùng khăn lạnh, nước đá để lau người cho trẻ.
- Mặc quần áo mỏng, thoáng mát để bé không bị bí bách.
- Làm thông thoáng mũi cho bé bằng nước muối sinh lý 0,85% và khăn giấy mềm.
- Bổ sung nước và cho bé bú nhiều hơn để tăng đề kháng cho trẻ.
- Tắm rửa cho bé mỗi ngày và giữ vệ sinh cho bé sạch sẽ.
- Không nên kiêng gió, kiêng nước và mặc quá kín vì dễ khiến trẻ sốt cao hơn, thậm chí
- Giữ môi trường sống của trẻ thoáng mát, không bị ẩm thấp.
Nếu sau 1-2 ngày trẻ vẫn chưa hạ sốt, bố mẹ hãy đưa bé đến trung tâm y tế để được chẩn đoán và điều trị.
2.3. Cách phòng chống sốt phát ban ở trẻ sơ sinh
- Hạn chế trẻ tiếp xúc với người đang sốt phát ban.
- Tiêm chủng vacxin phòng ngừa sốt phát ban.
- Luôn để không gian của trẻ sạch sẽ, thoáng mát.
- Tăng cường chế độ dinh dưỡng, bổ sung vitamin C để bé nâng cao sức đề kháng.
Với mỗi nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sốt, sẽ có những cách xử trí khác nhau. Hy vọng với 2 cách xử lý hiệu quả mà chúng tôi vừa giới thiệu trên đây đã giúp bố mẹ sẽ biết cách chăm sóc và phòng ngừa đúng cách cho bé yêu nhà mình.